Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối_loạn_nhân_cách_chống_xã_hội

Chẩn đoán theo DSM-IV[2][3][4]:

A. Coi thường và xâm phạm quyền lợi của người khác, thường xuất hiện sớm từ khoảng 15 tuổi và có ít nhất 3 trong các biểu hiện dưới đây:

  1. Không có khả năng hòa nhập vào các chuẩn mực xã hội quy định các hành vi hợp pháp, thể hiện qua việc thường xuyên bị tạm giữ.
  2. Khuynh hướng lừa dối để lợi dụng hay chỉ để bỡn cợt (nói dối liên tục, xài tên giả, lừa đảo…).
  3. Xung động nhất thời, không có khả năng lường trước hậu quả.
  4. Gây hấn thường xuyên.
  5. Coi thường sự an toàn chính bản thân và người khác.
  6. Vô trách nhiệm toàn diện, không có khả năng duy trì bền bỉ một công việc hoặc không có uy tín về tiền bạc.
  7. Không hối hận, hoàn toàn lãnh đạm sau khi đã gây thương tổn đến người khác.

B Tuổi chẩn đoán ít nhất 18 tuổi.

C. Thường trước 15 tuổi đã có các rối loạn cư xử.

D. Không xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của tâm thần phân liệt hoặc giai đoạn hưng cảm.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt ASPD với các bệnh sau bởi chúng có một số biểu hiện chung dễ gây nhầm lẫn[2]:

  • Hành vi đối kháng xã hội ở người trưởng thành: Có vài hành vi nhưng không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán.
  • Rối loạn liên quan tới ma túy: Thường thấy trong bối cảnh nghiện và lệ thuộc ma túy, cần thận trọng vì rối loạn nhân cách này thường đi kèm với nghiện chất.
  • Chậm phát triển tâm thần: Khiếm khuyết trí tuệ thường có hành vi chống đối xã hội. Nhân cách chống xã hội thì khác, họ có trí tuệ bình thường, ở một số trường hợp còn có trí tuệ cao.
  • Nhân cách ranh giới: Thường kèm theo khuynh hướng tự sát, tự hạ thấp bản thân, gắn bó quá mức.
  • Nhân cách ái kỷ: Tôn trọng pháp luật khi còn có lợi cho bản thân.